Sự khác nhau giữa tháp giải nhiệt kín và hở là gì?

Ngày đăng: / Ngày cập nhật:

Nhà máy của tôi nên sử dụng tháp giải nhiệt kín hay hở? Sự khác nhau giữa tháp giải nhiệt kín và hở là gì? Để giải đáp 2 câu hỏi trên, mời quý khách cùng Công Nghiệp Tốt thực hiện so sánh tháp giải nhiệt kín và tháp giải nhiệt hở qua bài viết dưới đây.

1. Phân biệt tháp giải nhiệt kín và tháp giải nhiệt hở

Tháp giải nhiệt là thiết bị loại bỏ nhiệt cần thiết cho hầu hết các loại hình công nghiệp. Chức năng chính của tháp là hạ nhiệt và duy trì nhiệt độ cho các loại máy móc khác nhau. Một số ngành công nghiệp nếu không có tháp giải nhiệt nước thì có thể sẽ bị đình trệ, kéo dài thời gian sản xuất.

Dựa theo phương pháp trao đổi nhiệt, tháp giải nhiệt công nghiệp được chia thành 2 loại đó là tháp giải nhiệt kín và tháp giải nhiệt hở. 2 dạng tháp này phục vụ cho cùng một mục đích, nhưng hình thức làm mát thì có vài điểm khác biệt. Trước khi đi vào so sánh tháp giải nhiệt kín và tháp giải nhiệt hở, Công Nghiệp Tốt sẽ giúp quý khách phân biệt sự khác nhau giữa tháp giải nhiệt kín và hở.

Tháp giải nhiệt hở

Tháp giải nhiệt hở là dòng tháp được đại đa số doanh nghiệp tại Việt Nam sử dụng. Tháp giải nhiệt mạch hở là thiết bị loại bỏ nhiệt có sự tiếp xúc trực tiếp giữa nước nóng và không khí tại tấm tản nhiệt. Trong đó xuất hiện sự truyền nhiệt từng phần do quá trình trao đổi nhiệt giữa 2 chất lỏng – khí. Cuối cùng, hơi nóng sẽ bay ra khí quyển nhờ cánh quạt quay và để lại dòng nước đã được làm mát.

Tháp giải nhiệt hở là dòng tháp được sử dụng rất phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp

Tháp giải nhiệt hở là dòng tháp được sử dụng rất phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp.

Tháp giải nhiệt kín

Khác với tháp giải nhiệt hở, tháp giải nhiệt kín khi làm mát sẽ không có sự tiếp xúc trực tiếp giữa không khí và chất lỏng. 2 chất này sẽ tiếp xúc gián tiếp qua cuộn dây trao đổi nhiệt. Khi vận hành, nước được bơm từ bể chứa lên đầu phun, sau đó phun vào cuộn dây có chứa nước được làm mát bên trong. Ngoài ra, tháp giải nhiệt kín còn được bổ sung thêm bộ trao đổi nhiệt dạng tấm.

Tháp giải nhiệt kín được phát triển dựa trên cơ sở của tháp giải nhiệt nước truyền thống

Tháp giải nhiệt kín được phát triển dựa trên cơ sở của tháp giải nhiệt nước truyền thống.

2. So sánh tháp giải nhiệt kín và tháp giải nhiệt hở chi tiết nhất

Ở phần này, Công Nghiệp Tốt sẽ so sánh tháp giải nhiệt kín và hở dựa theo ứng dụng, ưu điểm và một vài nhược điểm của cả 2 loại. Hy vọng giúp cho các chủ đầu tư tại Việt Nam có thêm cơ sở trước khi quyết định nên dùng tháp kín hay hở.

Các ứng dụng của tháp giải nhiệt kín và tháp giải nhiệt hở:

  • Nhà máy điện, sản xuất dây cáp điện,…
  • Nhà máy hoá dầu, lọc dầu,…
  • Nhà máy xử lý khí đốt, khí tự nhiên,…
  • Nhà máy chế biến thực phẩm.
  • Nhà máy dược phẩm.
  • Nhà máy nhựa, máy ép nhựa và thổi nhựa,…
  • Điện lạnh.
  • Chưng cất.
  • Máy nén khí làm mát bằng nước.
  • Máy đúc khuôn.

Đánh giá ưu nhược điểm của tháp giải nhiệt hở

Ưu điểm: Một số ưu điểm nổi bật của tháp giải nhiệt hở bao gồm

  • Tháp giải nhiệt hở dễ tìm mua tại Việt Nam với đầy đủ kích thước, chủng loại,…
  • Chi phí đầu tư thấp.
  • Không cần dùng thêm bộ trao đổi nhiệt.
  • Công suất làm mát cao trên mỗi đơn vị.
  • Tính ứng dụng đa dạng, sử dụng được ở những lĩnh vực có chất lượng nước kém.
  • Dễ mở rộng, nâng hoặc hạ công suất.

Nhược điểm: Bên cạnh những ưu điểm kể trên thì tháp giải nhiệt hở còn có những nhược điểm khác như:

  • Chi phí vận hành và duy trì của tháp hở sẽ cao hơn tháp kín.
  • Vì là tháp hở nên dễ hình thành vi khuẩn, tảo, rong rêu. Do đó người dùng cần thường xuyên kiểm tra, vệ sinh tháp.

Đánh giá ưu nhược điểm của tháp giải nhiệt kín

Ưu điểm: Tháp giải nhiệt kín có những ưu điểm như là

  • Hệ thống làm mát kín nên tháp không bị bám rong rêu, nhiễm bẩn, không bị ăn mòn và tuổi thọ cao.
  • Không tốn chi phí bảo trì, chi phí xử lý hoá chất.
  • Không bị thất thoát nước do bay hơi.
  • Chi phí vận hành thấp hơn so với tháp giải nhiệt hở.
  • Tháp giải nhiệt kín tiêu tốn ít điện nước hơn so với tháp giải nhiệt hở cùng công suất.
  • Phù hợp với mọi điều kiện khí hậu.

Nhược điểm: Một số nhược điểm của tháp giải nhiệt kín đó là:

  • Chi phí đầu tư ban đầu cao hơn tháp hở.
  • Tại Việt Nam có ít đơn vị cung cấp tháp giải nhiệt kín. Tuy nhiên, nếu quý khách cần mua tháp giải nhiệt kín có thể liên hệ cho Công Nghiệp Tốt.

Tháp giải nhiệt kín và hở đều có những ưu - nhược điểm riêng

Tháp giải nhiệt kín và hở đều có những ưu - nhược điểm riêng.

3. Những điểm cần cân nhắc trước khi sử dụng tháp giải nhiệt hở và kín

Những yếu tố cần đánh giá trước khi quyết định nên dùng tháp giải nhiệt kín hay tháp giải nhiệt hở được thể hiện tổng quát trong bảng so sánh dưới đây:

Tiêu chí Tháp giải nhiệt kín Tháp giải nhiệt hở
Chi phí đầu tư Cao Thấp
Chi phí vận hành Thấp Cao hơn tháp kín
Chi phí bảo trì Thấp Cao hơn tháp kín
Tiêu hao nước Ít Nhiều hơn tháp kín
Khả năng hình thành rong rêu, cáu cặn Rất thấp Dễ hình thành
Yêu cầu bảo trì, vệ sinh Ít Định kỳ
Nâng cấp, mở rộng Yêu cầu kỹ thuật cao Dễ nâng cấp

Mỗi loại tháp giải nhiệt, dù là tháp giải nhiệt kín hay tháp giải nhiệt hở đều sở hữu thiết kế, tính năng và ưu điểm khác nhau. Vì vậy, khi chọn tháp bạn phải xét ứng dụng cụ thể, công suất, thông số kỹ thuật, ngân sách,… Nhìn chung, tháp giải nhiệt hở sẽ có chi phí đầu tư ban đầu thấp hơn tháp giải nhiệt kín. Còn tháp giải nhiệt kín tuy có giá bán cao hơn nhưng không đòi hỏi phải vệ sinh hay bảo trì, đồng thời tiêu hao ít điện nước hơn.

Trên đây, Công Nghiệp Tốt đã giúp bạn so sánh tháp giải nhiệt kín và tháp giải nhiệt hở. Nói chung, hiệu suất làm mát của tháp giải nhiệt kín và hở đều tốt như nhau nhưng chúng sẽ vận hành theo nguyên lý khác nhau, cấu tạo khác nhau. Nếu doanh nghiệp còn đang băn khoăn không biết nhà máy nên sử dụng loại tháp nào hoặc cần đặt mua tháp giải nhiệt, vui lòng liên hệ cho Công Nghiệp Tốt qua:

HOTLINE: 0986 261 705

EMAIL: congnghieptot@gmail.com

Đánh giá & nhận xét Sự khác nhau giữa tháp giải nhiệt kín và hở là gì?

0/5

0 đánh giá & nhận xét

5 

0 đánh giá

4 

0 đánh giá

3 

0 đánh giá

2 

0 đánh giá

1 

0 đánh giá

Bạn đánh giá sao bài viết này?

Đánh giá ngay

Hiện chưa có nhận xét nào. Hãy là người nhận xét đầu tiên

 Sản phẩm liên quan

9,600,000 ₫

Tặng gói bảo hành 6 tháng (trị giá 300k)
 4 đánh giá

52,000,000 ₫

Tặng gói bảo hành 6 tháng (trị giá 300k)
 2 đánh giá

Giảm 1%

8,700,000 ₫

8,800,000₫

Tặng gói bảo hành 6 tháng (trị giá 300k)
 0 đánh giá

Giảm 5%

7,150,000 ₫

7,550,000₫

Tặng gói bảo hành 6 tháng (trị giá 300k)
 0 đánh giá

164,000,000 ₫

Tặng gói bảo hành 6 tháng (trị giá 300k)
 2 đánh giá
Xem tất cả sản phẩm 
Lên đầu