Hướng dẫn tẩy rửa, vệ sinh tháp giải nhiệt nước hiệu quả
Ngoài cung cấp tháp làm mát và linh kiện liên quan thì Công Nghiệp Tốt còn mang đến cho doanh nghiệp dịch vụ vệ sinh tháp giải nhiệt vô cùng uy tín và chuyên nghiệp. Bài viết dưới đây là thông tin hữu ích liên quan đến vệ sinh, tẩy rửa cáu cặn tháp giải nhiệt do chúng tôi tổng hợp. Chẳng hạn như lợi ích khi vệ sinh định kỳ, các cách vệ sinh tháp làm mát hiệu quả,…
1. Khi nào cần vệ sinh tháp giải nhiệt công nghiệp?
Tháp giải nhiệt nước (Water Cooling Tower) là thiết bị sử dụng không khí để làm mát nước trong các ngành công nghiệp. Trong quá trình vận hành, tháp phải đưa lượng lớn không khí vào tháp. Từ đó cuốn theo nhiều chất bẩn đi vào bên trong hệ thống giải nhiệt. Lâu ngày làm tháp bị dơ, cáu cặn. Bên cạnh đó, nguồn nước chất lượng kém, chứa nhiều tạp chất còn hình thành rong rêu.
Khi kiểm tra, nếu bạn thấy tháp có các dấu hiệu dưới đây thì đã đến lúc cần phải vệ sinh tháp giải nhiệt. Cụ thể:
- Có nhiều rong rêu, cáu cặn đóng dưới đáy tháp.
- Tấm tản nhiệt bị vôi bám và đổi màu. Ở các nếp gấp của tấm có nhiều cặn.
- Đầu phun, tay phun phân phối nước không đều như ban đầu.
- Quạt tháp ồn khi quay, quay đảo chiều hoặc vị trí lệch.
- Nhiệt độ nước sau khi giải nhiệt không đạt tiêu chuẩn.
- Hiệu suất làm mát giảm, tốn nhiều điện nước hơn.
- Vỏ tháp dơ, bám rêu tảo màu xanh.
Đế bồn dơ là một trong các dấu hiệu cần vệ sinh tháp giải nhiệt.
Để tháp làm mát luôn ở trạng thái ổn định, hoạt động với hiệu suất tối đa thì người dùng cần thường xuyên vệ sinh, tẩy rửa tháp giải nhiệt thường xuyên. Điều này còn giúp ngăn chặn sự hình thành và phát triển của vi sinh vật có hại hay phát ra mùi hôi.
2. Vai trò của việc vệ sinh tháp giải nhiệt nước định kỳ
Tháp giải nhiệt là thiết bị giữ vai trò quan trọng ở nhiều quy trình công nghiệp. Tuy nhiên, sau thời gian dài sử dụng mà tháp không được vệ sinh thì sẽ tạo điều kiện cho vi sinh vật xâm nhập. Ngoài ra còn đẩy nhanh quá trình ăn mòn tháp.
Điều gì sẽ xảy ra khi lâu ngày không vệ sinh tháp giải nhiệt?
Lâu ngày không tẩy rửa, vệ sinh tháp giải nhiệt sẽ gây ra những hiện tượng và tác hại như sau:
- Hiệu suất tháp giảm khiến máy móc phụ thuộc không được làm mát kịp thời và người vận hành khó kiểm soát nhiệt độ ở một số quy trình như tạo khuôn nhựa,…
- Vi khuẩn, tảo, rong rêu sinh sôi trong tháp gây mất thẩm mỹ.
- Tấm tản nhiệt tháp giải nhiệt có cáu cặn, rong rêu, vi sinh là môi trường ẩn chứa nhiều mầm bệnh nguy hiểm cho sức khoẻ.
- Sự tích tụ bụi bẩn sẽ làm giảm lưu lượng nước, ảnh hưởng đến quá trình đẩy nước từ máy bơm hoặc tắc nghẽn đường ống.
- Không tẩy rửa tháp giải nhiệt định kỳ sẽ tăng chi phí xử lý nước.
- Không vệ sinh tháp giải nhiệt không những không tiết kiệm ngân sách mà còn khiến chủ đầu tư tốn thêm tiền để sửa chữa, thay thế các linh kiện bị hư hỏng.
Tháp tản nhiệt lâu ngày không được vệ sinh còn gây mất thẩm mỹ, phát ra mùi hôi.
Lợi ích của việc vệ sinh, tẩy rửa tháp giải nhiệt
Vệ sinh tháp làm mát theo định kỳ mang đến cho nhà máy nhiều lợi ích và tránh khỏi những rủi ro, tổn thất không đáng có. Chẳng hạn như là:
- Giúp tháp giải nhiệt với hiệu suất tối đa: Vệ sinh tháp giải nhiệt cũng như linh kiện tháp giúp tháp luôn hoạt động trong trạng thái ổn định, phát huy tối đa công suất thiết kế. Làm sạch tấm màng tản nhiệt, đầu phun, cánh quạt, máy bơm,… không bị đóng cặn, bám rong rêu sẽ hoạt động trơn tru. Ví dụ như cáu cặn bám trên bề mặt tấm tản nhiệt sẽ ngăn cản quá trình trao đổi nhiệt hoặc cáu cặn trong đường ống khiến lưu lượng nước giảm đi đáng kể.
- Tiết kiệm ngân sách sửa chữa, mua mới: Một lợi ích của việc tẩy rửa tháp giải nhiệt là giúp doanh nghiệp tiết kiệm tiền để sửa chữa, mua linh kiện mới. Bởi vì vệ sinh tháp giúp tránh tình trạng ăn mòn, đồng thời sớm phát hiện các vấn đề để dễ dàng khắc phục. Ngoài ra còn hạn chế tắc nghẽn
- Phòng tránh sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh: Vệ sinh tháp giải nhiệt nước giúp làm sạch rong rêu, cáu cặn triệt để và loại bỏ môi trường không để vi sinh vật gây bệnh sinh sôi.
Tóm lại, vệ sinh tháp giải nhiệt công nghiệp định kỳ mang đến cho nhà máy nhiều lợi ích và phòng tránh được các rủi ro không đáng có. Bên cạnh đó còn giúp tháp phát huy tốt khả năng làm mát, tăng chất lượng sản phẩm đầu ra.
Tẩy rửa tháp giải nhiệt nước định kỳ mang đến nhiều lợi ích.
3. Các phương pháp vệ sinh tháp giải nhiệt hiệu quả
Vệ sinh tháp giải nhiệt là một trong các giai đoạn bảo trì tổng thể tháp giải nhiệt. Cách tẩy rửa tháp giải nhiệt gồm có sử dụng hoá chất, dùng thiết bị chuyên dụng, tẩy rửa từng bộ phận của tháp. Từ đó đảm bảo tháp luôn ở trạng thái sạch sẽ và hoạt động hiệu quả.
- Xả hoá chất tháp giải nhiệt: Xả hoá chất tháp giải nhiệt là sử dụng dung dịch chuyên dụng có nồng độ và đặc tính tương thích để vệ sinh cũng như tránh ảnh hưởng đến tuổi thọ của tháp. Khi sử dụng hoá chất thì bên trong tháp phải duy trì 1 lượng nước nhất định để hoà tan dung dịch. Sau đó mở van, đường ống, cho máy bơm nước chạy để hoá chất có thể tẩy rửa, làm sạch. Cần lưu ý là sử dụng đúng cách để đảm bảo an toàn cho con người.
- Sử dụng hoá chất tẩy rửa: Hoá chất tiêu diệt rong rêu, cáu cặn khi sử dụng đúng loại, đúng liều lượng sẽ phản ứng với các chất tạo cáu cặn. Sau đó kết lắng và giúp người vận hành dễ loại bỏ chúng ra ngoài. Một số dòng hoá chất tạo thành lớp màng bảo vệ bề mặt bộ phận giúp hạn chế kết bám, đóng rễ của vi khuẩn. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng đèn cực tím để diệt hoàn toàn vi khuẩn đang có trong tháp.
- Vệ sinh ống dẫn nước, đầu phun,…: Ống dẫn, đầu phun, tay phun, tấm tản nhiệt cần phải tháo rời. Sau đó xịt rửa, vệ sinh cặn bám trên các bộ phần này. Khi tẩy rửa xong, cần lắp đặt theo đúng kỹ thuật như ban đầu.
- Vệ sinh linh phụ kiện tháp: Bên cạnh các bộ phận kể trên thì vỏ tháp, đế tháp, cánh quạt, tấm chắn nước,… cũng cần được tẩy rửa cẩn thận. Vệ sinh xong tốt nhất là thêm giai đoạn khử trùng. Đồng thời kiểm tra xem có linh kiện nào bị trục trặc không để tiến hành bảo dưỡng. Điều này giúp cho tháp luôn ở trạng thái hoạt động tối ưu.
Bạn hãy chọn phương pháp vệ sinh phù hợp với tình trạng của tháp.
Bên cạnh việc vệ sinh tháp tản nhiệt thì người dùng nên sơn chống gỉ những linh kiện bằng kim loại để tăng độ bền. Hoàn thành vệ sinh, tiếp đó là cho tháp chạy thử xem có gì bất thường không. Nếu tháp vận hành ổn định, không phát tiếng ồn, không rung lắc là đạt yêu cầu.
4. Dịch vụ vệ sinh tháp giải nhiệt, tẩy rửa cáu cặn tháp giải nhiệt uy tín
Vệ sinh tháp giải nhiệt là một trong những quy trình quan trọng trong bảo trì tổng thể cooling tower. Dù tháp giải nhiệt nhỏ hay hệ thống giải nhiệt quy mô lớn thì việc tẩy rửa tháp giải nhiệt định kỳ 3 tháng/lần đều vô cùng cần thiết. Đối với tháp nhỏ thì doanh nghiệp có thể tự vệ sinh miễn là đúng kỹ thuật và trang bị đồ bảo hộ. Còn tháp lớn hoặc hệ thống nhiều tháp phức tạp thì chủ đầu tư nên liên hệ đến những cơ sở trong ngành chuyên sản xuất tháp và cung cấp dịch vụ vệ sinh, bảo trì, bảo dưỡng. Họ sẽ đến kiểm tra và đề ra phương án tối ưu nhất.
Tại Việt Nam hiện nay, Công Nghiệp Tốt là đơn vị uy tín trong ngành tháp giải nhiệt công nghiệp. Chúng tôi chuyên cung cấp tháp giải nhiệt, tháp giải nhiệt kín, các loại linh kiện tháp giải nhiệt. Nhờ sự hiểu biết và kinh nghiệm lâu năm, chúng tôi tự tin sẽ mang đến cho đối tác dịch vụ vệ sinh, bảo trì, bảo dưỡng tháp làm mát uy tín, chất lượng và chuyên nghiệp nhất.
Tháp giải nhiệt vuông được vệ sinh bởi Công Nghiệp Tốt.
Công Nghiệp Tốt hy vọng bài viết này sẽ mang đến cho quý khách những thông tin hữu ích về cách vệ sinh tháp giải nhiệt. Có thể thấy, dù hệ thống làm mát lớn hay nhỏ thì việc vệ sinh định kỳ sẽ mang đến nhiều lợi ích liên quan đến chi phí, thời gian, hiệu suất. Chọn dịch vụ tẩy rửa tháp giải nhiệt chuyên nghiệp là khoản đầu tư hiệu quả mà doanh nghiệp nên cân nhắc. Để đặt lịch vệ sinh tháp giải nhiệt công nghiệp, doanh nghiệp vui lòng liên hệ cho Công Nghiệp Tốt qua 1 trong 2 cách sau:
HOTLINE: 0986 261 705
GMAIL: congnghieptot@gmail.com