• Trang chủ
  • Chiller giải nhiệt nước công nghiệp

Chiller giải nhiệt nước công nghiệp

Chọn theo tiêu chí

Dữ liệu đang cập nhật....

Chiller làm lạnh nước công nghiệp sẽ là thiết bị phù hợp với mong muốn của bạn nếu như bạn đang tìm kiếm giải pháp hiệu quả để làm mát cho cho các trang thiết bị có trong nhà máy, nhà xưởng sản xuất của mình. Vậy máy chiller là gì? Bài viết sau đây sẽ giải đáp toàn bộ thắc mắc của quý khách hàng về sản phẩm. Chúc quý khách hàng có một trải nghiệm mua hàng hài lòng nhất tại Công Nghiệp Tốt.

1.Hệ thống chiller làm lạnh nước là gì?

1.1.Những điều có thể bạn chưa biết về máy chiller

Máy làm lạnh nước công nghiệp chiller hay Chiller là thiết bị công nghiệp được sử dụng trong nhiều nhà máy, cơ sở sản xuất với nhiệm vụ làm lạnh dòng nước để giải nhiệt cho các trang thiết bị máy móc qua đó đảm bảo các trang thiết bị máy móc đó luôn được hoạt động ổn định. Nhờ những công dụng đó mà Chiller làm lạnh nước được ứng dụng rộng rãi tại rất nhiều ngành công nghiệp khác nhau như ngành nhựa, ngành chế biến thực phẩm, ngành dược hay hệ thống HVAC. 

Chiller giải nhiệt nước được ứng dụng rộng rãi như ngày hôm nay đã phải trải qua 1 lịch sử hình thành và phát triển mà ít người quan tâm tới. Cụ thể là gì ta cũng tìm hiểu ở phần tiếp theo.

1.2.Lịch sử hình thành chiller làm lạnh nước công nghiệp

Cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỷ 17 và thế kỷ 18 đã áp dụng các lý thuyết liên quan tới sự bay hơi nước, hấp thụ và nén hệ thống không khí lạnh để chế tạo các máy làm lạnh và đặt cơ sở để chế tạo ra máy chiller sau này. Giai đoạn hình thành máy chiller công nghiệp có thể tóm tắt như sau:

Năm 1748 Phương pháp làm lạnh bằng máy nén khí được phát minh bởi William Cullen.

Năm 1834 Jacob Perkins phát minh ra máy nén hơi nước đầu tiên.

Năm 1905 Chiller công nghiệp đầu tiên được thiết kế sử dụng trong ngành công nghiệp nhựa.

Năm 1957 Máy nén kiểu tuần hoàn đầu tiên được sản xuất, thay thể cho máy nén kiểu pít-tông. Thiết kế máy làm lạnh nước công nghiệp chiller nhỏ gọn hơn khi vận hành sẽ tạo cảm giác êm ái.

Năm 1963 Máy làm lạnh trung tâm chiller với công suất làm lạnh lên tới 17.000 tấn được lắp tại Thư viện Quốc hội Hòa Kỳ, đánh dấu cho sự phát triển của các hệ thống chiller làm mát cho tới tận ngày hôm nay.

2.Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của chiller làm lạnh nước công nghiệp

2.1.Cấu tạo của máy làm lạnh nước chiller

Chiller được cấu tạo từ nhiều linh kiện, bộ phận khác nhau, các bộ phần của máy chiller bao gồm:

Van tiết lưu (Expansion valves): Van lưu tiết có nhiệm vụ làm giảm áp suất của chất lỏng trước khi được đưa vào dàn bay hơi. Đây được gọi là quá trình giảm áp.

Cụm máy nén (Power unit):

Cụm máy nén là bộ phận chính của bất kỳ hệ thống chiller nào. Nó tạo ra chênh lệch áp suất cần thiết để đẩy môi chất lạnh di chuyển tuần hoàn trong chiller, đạt được hiệu quả làm mát. Có nhiều loại máy nén khác nhau, các loại phổ biến nhất bao gồm máy nén ly tâm, trục vít và piston.

Dàn bay hơi (Evaporators):

Dàn bay hơi được đặt giữa van tiết lưu và dàn ngưng, có nhiệm vụ thu nhiệt từ môi trường cần làm mát vào môi chất lạnh đang lưu thông. Nhiệt lượng này sau đó được đưa ra tháp giải nhiệt hoặc dàn tản nhiệt gió tùy theo cấu hình của chiller.

Van tiết lưu nhiệt (Thermal Expansion Valves):

Van tiết lưu nhiệt nằm giữa máy nén và dàn bay hơi, có nhiệm vụ giãn nở môi chất lạnh đi qua chúng. Quá trình này làm giảm áp suất và cải thiện hiệu quả loại bỏ nhiệt từ dàn bay hơi.

Cụm nguồn (Power Unit):

Mỗi máy lạnh chiller đều có một cụm nguồn, có chức năng điều khiển năng lượng điện chạy qua hệ thống. Các thành phần của cụm nguồn thường bao gồm khởi động từ, bảng điều khiển nguồn và cầu dao ngắt mạch.

Bảng điều khiển (Control Panels):

Bảng điều khiển có nhiệm vụ điều chỉnh toàn bộ quá trình hoạt động làm mát. Chúng thường tích hợp các cảm biến, cảnh báo và màn hình hiển thị cho phép người vận hành điều chỉnh cài đặt của hệ thống để kiểm soát nhiệt độ tối ưu.

Bể chứa nước (Water Boxes):

Các thiết bị này có thể được lắp trên dàn bay hơi của máy chiller hoặc dàn ngưng giải nhiệt nước. Mục đích của chúng là dẫn hướng dòng nước chảy hiệu quả.

Phía trên là những bộ phận cấu thành lên một máy làm lạnh nước chiller. Các bộ phận này có những nhiệm vụ riêng, tuy nhiên lại không thể thiếu trong bất kỳ chiller nào.

2.2.Nguyên lý hoạt động của máy làm lạnh trung tâm chiller

Một hệ thống chiller côngn ghiệp hoạt động dựa trên 2 nguyên lý:

Hấp thụ nhiệt (Heat absorption): Máy chiller hấp thụ nhiệt sử dụng các ông dẫn chất cần làm mát. Lượng nhiệt được trao đổi sẽ được đưa ra ngoài môi trường thông qua dàn bay hơi hoặc tháp giải nhiệt.

Nén hơi (Vapor compression): Máy lạnh chiller nén hơi bằng cách tuần hoàn các chất làm mát trong đường ống đi qua các chất cần làm mát. 

2.3.Chiller làm lạnh nước hoạt động như thế nào?

Hệ thống chiller hoạt động theo quá trình sau đây:

Quá trình làm mát: Quá trình làm mát ở máy chiller bắt đầu từ việc chất làm lạnh ở nơi áp suất cao đi đến dàn bay hơi. Bên trong dàn bay hơi, chất làm lạnh của chiller sẽ nóng lên, làm cho nó trải qua sự thay đổi trạng thái thành gas. Sau đó, chất làm lạnh dạng khí đi vào máy nén, giúp tăng áp suất của nó. Tiếp theo, chất làm mát ở áp suất cao đi đến dàn ngưng, nơi nó thải nhiệt bằng cách sử dụng nước làm mát từ tháp giải nhiệt hoặc không khí từ môi trường xung quanh, ngưng tụ thành chất lỏng có áp suất cao. Sau đó, chất làm lạnh này ngưng tụ và đi đến van tiết lưu.

3.Các loại máy chiller phổ biến hiện nay

3.1.Chi tiết các dòng máy lạnh chiller hiện nay

Nhu cầu sử dụng chiller giải nhiệt hiện nay rất lớn, tùy vào nhu cầu và mục đích sử dụng mà quý khách hàng có thể lựa chọn những dòng chiller sau:

Máy lạnh chiller giải nhiệt nước

Loại máy lạnh chiller này sử dụng nước từ tháp giải nhiệt bên ngoài để loại bỏ nhiệt từ môi chất lạnh dạng khí trong dàn ngưng trước khi nó chuyển sang trạng thái lỏng. Máy chiller giải nhiệt nước có nhiều ưu điểm như hiệu suất làm lạnh cao, thích hợp cho nhiều ngành nghề khác nhau đặc biệt là ngành nhựa.

Máy lạnh chiller giải nhiệt gió

Thay vì sử dụng nước làm mát, máy lạnh chiller giải nhiệt gió sử dụng không khí xung quanh để loại bỏ nhiệt từ môi chất lạnh trong dàn ngưng. Ưu điểm của chiller giải nhiệt gió là giúp tiết kiệm chi phí vận hành, tiết kiệm nguyên liệu và thích hợp cho các môi trường không có nguồn nước sạch.

Máy lạnh chiller trục vít

Dòng chiller trục vít thường được dùng cho các máy ép khuôn nhựa. Máy nén có dạng trục vít có nhiều ưu điểm như tiết kiệm nguyên liệu, tiết kiệm điện và các chi phí vận hành khác.

Hệ thống chiller ly tâm

Chiller làm mát nước công nghiệp ly tâm ngoài các bộ phận cơ bản như dàn bay hơi, máy nén, dàng ngưng và van tiết lưu thì chiller ly tâm còn có thêm các cánh quạt để trao đổi nhiệt nhanh và dễ dàng hơn. Ưu điểm của máy chiller này là phù hợp với các dự án có quy mô trung bình trở lên.

Chiller giải nhiệt Glycol

Máy chiller này sửu dụng Propylen Glydol trong hệ thống. Chất này là một chất chống đông, có khả năng hấp thụ và hạ nhiệt cho nước hiệu quả. Dòng máy này được sử dụng trong các nghành công nghiệp liên quan tới thực phẩm.

3.2.Chiller cho các ngành công nghiệp

Chiller được ứng dụng tại rất nhiều ngành công nghiệp khác nhau một số phải kể đến như:

Chiller cho ngành ép khuôn nhựa: Ép khuôn là kỹ thuật sản xuất hàng loạt để tạo ra các bộ phận nhựa bằng cách sử dụng máy ép, hạt nhựa nhiệt dẻo và khuôn mẫu. Quá trình và vật liệu nóng chảy phải được duy trì trong giới hạn nhiệt độ chính xác để tránh các vấn đề như nứt, cong vênh và ứng suất bên trong sản phẩm cuối cùng và chiller là giải pháp hoàn hảo để đáp ứng vấn đề này.

Máy lạnh chiller cho ngành chế biến thực phẩm: Máy lạnh công nghiệp được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động sản xuất và chế biến thực phẩm, đòi hỏi độ chính xác cao trong việc kiểm soát nhiệt độ. Ví dụ, máy lạnh nhà máy rượu được sử dụng để kiểm soát nhiệt độ trong quá trình lên men và bảo quản rượu. Tương tự như vậy, máy lạnh nhà máy bánh mì giúp làm mát máy trộn, làm mát nước uống và làm mát các bể chứa men - tất cả đều là thành phần quan trọng của nhà máy bánh mì.

Chiller cho ngành kim loại: Các trang thiết bị máy móc của ngành luyện kim luôn phải chịu một lượng nhiệt rất lớn trong quá trình hoạt động. Để tăng tuổi thọ máy, tránh hư hỏng trong quá trình hoạt động việc kiểm soát nhiệt độ rất quan trọng. 

Máy lạnh chiller cho ngành Dược phẩm: Tại ngành này, chiller sẽ giúp các dây truyền sản xuất, phòng bảo quản dược phẩm được ổn định nhiệt độ. 

3.2.Chiller cho các ngành Thương Mại

Ngoài được sử dụng trong các ngành công nghiệp, chiller còn được sử dụng cho các tiện nghi thương mai như:

Chiller cho các tòa nhà: Trong các tòa nhà trung tâm thương mại, khách sạn hay các office building cần sử dụng hệ thống làm mát lớn để tạo cảm giác thoải mái cho người bên trong. Khi này chiller sẽ được ứng dụng trong hệ thống HVAC để duy trì nhiệt lượng ổn định.

Máy lạnh chiller cho bệnh viện, trường học: Tại các bệnh viện hay các trường đại học không quá khó để bắt gặp hình ảnh bộ làm mát chiller. 

Các trung tâm dữ liệu lớn: Tại các công ty kỹ thuật số lớn người ta sử dụng chiller để làm công cụ làm mát cho các hệ thống truyền tải thông tin, hệ thống máy chủ và các thiết bị lưu trữ.

Chiller cho mục địch sử dụng cá nhân: Ngoài những ứng dụng được kể phía trên, nhiều người còn sử dụng chiller cho các hồ thủy sinh, máy làm lạnh nước hồ cá hay các dàn làm đá lạnh tại nhiều hộ dân bán lẻ đá lạnh.

4.Hướng sử dụng chiller và cách bảo trì chiller chi tiết nhất

4.1.Hướng dẫn sử dụng chiller làm lạnh nước công nghiệp

Bạn đang sở hữu bộ chiller giải nhiệt nước nhưng chưa biết sử dụng sao cho hiệu quả thì bạn có thể tham khảo các bước sử dụng dưới đây:

Kiếm tra trước khi khởi động: Bạn cần đảm bảo nguồn điện cung cấp cho chiller, kiểm tra thông số nước đầu vào, đầu ra và bể chứa nước. Kiểm tra các bộ khác để đảm bảo chiller có thể hoạt động bình thường.

Khởi động chiller: Bật công tắc nguồn của máy làm lạnh, bạn có thể chọn chế độ, cài đặt nhiệt độ theo yêu cầu.

Theo dõi và điều chỉnh: Khi chiller làm lạnh nước hoạt động bạn cần kiểm tra và theo dõi nhiệt độ của nước để có những điều chỉnh cần thiết. Thường xuyên để ý tới lượng nước để kịp thời bổ sung. Bạn cũng cần chú ý tới tiếng ồn của máy chiller, nếu phát hiện bất thường cần dừng hoạt động để tìm hiểu nguyên nhân.

Một số lưu ý: Không vận hành máy chiller khi chưa lắp ráp đúng cách, không chạm vào các bộ phận điện khi chiller đang hoạt động. Đặt chiller ở vị trí thích hợp, tránh xa những nơi có nguy cơ cháy nổ cao. Đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất và lựa chọn mua hàng tại những nơi úy tín.

4.2.Hướng dẫn bảo trì chiller công nghiệp

Để đảm bảo hệ thống chiller của bạn luôn đạt hiệu quả hoạt động cao nhất, bạn cần vệ sinh, bảo trì bảo dưỡng hệ thống thường xuyên. Dưới đây là những gợi ý về phương pháp bảo trì máy chiller chi tiết nhất:

Thay dầu máy nén: Tùy vào thời gian sử dụng chiller mà bạn cần thay dầu bôi trơn định kỳ khoảng 12 tháng 1 lần nếu thời gian sử dụng trung bình 8 tiếng/ngày hoặc 6 tháng 1 lần nếu chạy trên 16 tiếng/ngày.

Vệ sinh cặn bẩn: Cặn bẩn trong nước sẽ ngưng tụ lại trong quá trình hoạt động. Cặn nước có thể được loại bỏ bằng axit nitric loãng dưới 1% hoặc axit photphoric dưới 5% ở nhiệt độ môi trường. Sau khi sử dụng cần phải xả kỹ tát cả các bề mặt bằng dung dịch kiềm 1/4% và xả lại bằng nước sạch. Lưu ý không được sử dụng các axit mạnh như Hcl hay H2SO4 để loại bỏ cặn bẩn.

Bôi trơn: Bôi trơn các khớp nối ở các trục, cánh quạt khoảng 6 tuần 1 lần.

Tổng hợp các chi tiết cần kiểm tra định kỳ hàng năm: 

  • Vệ sinh hóa học các cuộn dây dàn ngưng tụ (để loại bỏ bụi bẩn và cặn bám).
  • Thay tất cả các lọc dầu.
  • Thay toàn bộ dầu. Lưu ý chỉ sử dụng dầu được nhà sản xuất kiến nghị.
  • Kiểm tra lọc đường ống dẫn nước, dẫn chất lỏng. Thay thể nếu cần thiết.
  • Kiểm tra tình trạng của bộ lọc nước. Thay thế nếu cần thiết.
  • Kiểm tra tình trạng của các van. Bôi trơn các bộ phận chuyển động của van.
  • Kiểm tra tình trạng vật lý của bảng điều khiển khởi động.
  • Kiểm tra các contactor và đầu nối của các thành phần điện.
  • Kiểm tra các kết nối trong mạch điện và các thành phần của nó. Thay thế nếu cần thiết.

5.Hướng dẫn mua Chiller làm lạnh nước công nghiệp

5.1.Lựa chọn máy làm lạnh nước chiller phù hợp

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dòng chiller tới từ nhiều thương hiệu khác nhau. Mỗi sản phẩm tới từ 1 thương hiệu lại có những thông số kỹ thuật khác nhau đảm bảo phù hợp với mọi nhu cầu của khách hàng. Dưới đây là thông số của máy làm lạnh nước chiller đang được bán tại Công Nghiệp Tốt mà bạn có thể tham khảo:

BẢNG THÔNG SỐ KỸ THUẬT
Tên sản phẩm Hiệu suất
(Kcal/h)
Khối lượng chất làm lạnh
(Kg)
Công suất bộ nén
(Kw)
Lưu lượng nước lạnh
(m3/h)
Lưu lượng nước
(l/min)
Chiếu dài
(mm)
Chiều rộng
(mm)
Chiều cao
(mm)
Khối lượng ước tính
(Kg)
TG -1AW 2150 0.5 0.75 0.65 19 700 480 700 64
TG -2AW 4300 1 1.5 1.2 50 850 480 850 90
TG -3AW 6450 1.5 2.3 1.65 100 1150 550 950 152
TG -5AW 10750 2.5 3.8 2.74 110 1250 600 1000 179
TG -10AW 21500 5 7.5 5.47 420 1500 820 1400 328
TG -15AW 32250 7.5 11.3 7.6 420 1500 800 1600 550
TG -20AW 43000 10 15 10.16 750 1180 1000 1940 670
TG -25AW 53750 12.5 18.3 12.34 750 2000 1100 1920 780
TG -30AW 64500 15 22.5 16.5 900 2300 1100 2000 860
TG-40AW 86000 20 36.7 22.3 900 2000 1700 2100 950

5.2.Điểm bán chiller làm lạnh nước công nghiệp hàng đầu hiện nay

Công ty TNHH Dịch Vụ Kỹ Thuật Công Nghiệp Tốt là đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm Chiller làm lạnh nước công nghiệp. Nếu bạn đang có nhu cầu mua Chiller, tháp giải nhiệt thì hãy đến với Công Nghiệp Tốt. Chúng tôi sở hữu đội ngũ tư vấn kỹ thuật có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, sản phẩm nhập khẩu chính hãng có đầy đủ giấy tờ thông tin sản phẩm.Ngoài ra các chính sách chăm sóc khách hàng như miễn phí vận chuyển các tỉnh thành như Long An, Tp.HCM, Hà Nội, Bắc Ninh và gói bảo hành 12 tháng sẽ làm quý khách hàng hài lòng.

Liên hệ đặt hàng ngay với chúng tôi qua số Hotline 0986 261 705 để được nhận nhiều ưu đãi hấp dẫn. Công Nghiệp Tốt - Luôn chọn tốt hơn!

Lên đầu