Cáu cặn tháp giải nhiệt và cách xử lý, ngăn ngừa cáu cặn
Cáu cặn tháp giải nhiệt là một trong những lý do khiến tháp làm mát kém, không phát huy tối đa công suất. Vì thế, doanh nghiệp cần thường xuyên vệ sinh và áp dụng các biện pháp ức chế sự hình thành cáu cặn. Thông tin cụ thể được liệt kê trong bài viết dưới đây.
1. Nguyên nhân hình thành và tác hại của cáu cặn tháp giải nhiệt
Tháp làm mát hoạt động liên tục và thường xuyên tiếp xúc với nước. Nên lâu ngày hình thành nên cáu cặn tháp giải nhiệt. Thực tế, cáu cặn trong tháp tản nhiệt không phải là vấn đề hiếm gặp. Để hiểu rõ hơn về cáu cặn, trước tiên Công Nghiệp Tốt mời quý khách tìm hiểu về nguồn gốc hình thành và các tác hại của cáu cặn đóng trong tháp giải nhiệt.
Nguyên nhân tháp giải nhiệt xuất hiện cáu cặn
Cáu cặn tháp giải nhiệt là lớp cặn rắn đóng trên vòi phun, tay phun, trong khe hở của tấm tản nhiệt. Sự hình thành cáu cặn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, chất lượng nước là yếu tố chính làm xuất hiện cáu cặn tháp tản nhiệt.
Nước tuần hoàn trong tháp giải nhiệt chứa nhiều tạp chất như cát, bụi hoặc nước có độ cứng cao thì sau khi bốc hơi sẽ để lại lớp cáu cặn. Độ cứng của nước được xác định dựa trên hàm lượng canxi, magie trong nước. Nếu nước có độ cứng tạm thời thì khả năng tạo ra cáu cặn cao hơn.
Ngoài ra, các nguyên nhân sản sinh cáu cặn tháp giải nhiệt còn bao gồm: Sự kết tủa của bazo, vi sinh vật trong nước, độ bão hoà của nước, thiết kế tháp hệ thống tháp, động lực học nước,…
Nước là nguyên nhân chính làm hình thành cáu cặn tháp giải nhiệt.
Vì sao cần sớm xử lý cáu cặn tháp giải nhiệt?
Sự hiện diện của cáu cặn tháp giải nhiệt gây nhiều tác hại cho tuổi thọ và chức năng của tháp. Do đó, doanh nghiệp cần thường xuyên và nhanh chóng loại bỏ cáu cặn tháp tản nhiệt. Những hậu quả do cáu cặn gây ra gồm có:
- Cáu cặn bám chắc và dày đặc trong tấm tản nhiệt làm cản trở quy trình trao đổi nhiệt. Điều này khiến hiệu suất làm mát giảm và thời gian tản nhiệt nước tăng lên.
Ảnh: Cáu cặn bám trên tấm tản nhiệt cooling tower.
- Cáu cặn bám lâu ngày trong lòng tháp sẽ ảnh hưởng đến nhiều linh kiện khác. Từng bộ phận sẽ dần bị bào mòn.
- Một số trường hợp cáu cặn đóng trong ống dẫn nước làm giảm khả năng lưu thông nước hoặc tắc nghẽn. Nghiêm trọng hơn là làm thủng đường ống.
- Giảm hiệu suất tháp giải nhiệt, tác động tiêu cực đến tuổi thọ tháp và tiêu hao chi phí bảo trì, vệ sinh của doanh nghiệp.
- Cáu cặn tích tụ trong hệ thống tháp giải nhiệt khiến tháp phải tiêu hao nhiều năng lượng để hút gió. Từ đó tăng chi phí điện nước nhưng hiệu suất giảm và mất nhiều thời gian làm mát.
- Cáu cặn đóng trên vòi phun, tay phun làm chúng không thể quay và phân phối nước.
Ảnh: Cáu cặn bám trên đầu phun nước tháp giải nhiệt.
Tóm lại, cáu cặn tháp giải nhiệt gây ra nhiều thiệt hại và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, sau khi lắp đặt tháp giải nhiệt, doanh nghiệp cần trang bị các biện pháp xử lý và ngăn ngừa cáu cặn tháp giải nhiệt. Công Nghiệp Tốt sẽ đề cập chi tiết ở những phần phía dưới.
2. Các phương pháp xử lý và ngăn ngừa cáu cặn tháp giải nhiệt nước
Cách loại bỏ cáu cặn trong tháp làm mát hiệu quả nhất
Có nhiều giải pháp được ứng dụng để xử lý cáu cặn tháp giải nhiệt. Cơ bản được chia thành phương pháp vật lý và hoá học. Cụ thể:
- Xử lý cáu cặn tháp giải nhiệt bằng phương pháp vật lý: Phương pháp vật lý là sử dụng máy móc chuyên dụng hoặc các dụng cụ cầm tay để loại bỏ cáu cặn. Nếu cáu cặn ở mức độ nhẹ có thể cạo rửa bằng tay. Tuy nhiên phải đảm bảo kỹ thuật. Tốt nhất là dùng máy móc chuyên dụng để đạt hiệu quả cao, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm công sức và vẫn xử lý cáu cặn tối ưu.
- Loại bỏ cáu cặn tháp làm mát bằng cách hoá học: Phương pháp hoá học nghĩa là sử dụng những hoá chất chuyên kiểm soát và loại bỏ các yếu tố gây cáu cặn trong nước. Dùng hoá chất đòi hỏi phải có sự hiểu biết để chọn đúng loại, đúng liều lượng. Hoá chất vô hiệu hoá những yếu tố gây cáu cặn, ngăn ngừa sự quay trở lại của muối cacbonat, vi sinh vật,…
Xử lý cáu cặn tháp giải nhiệt bằng thiết bị tẩy rửa chuyên dụng.
Lưu ý trong quá trình tẩy rửa cáu cặn tháp giải nhiệt
Trong quá trình tẩy rửa, xử lý cáu cặn tháp giải nhiệt, bạn cần lưu ý những điểm như sau:
- Trang bị đồ bảo hộ như kính, găng tay, mặt nạ,… Khi thực hiện, cần cẩn thận không để dung dịch tiếp xúc với da, mắt,…
- Thực hiện tẩy cặn trong khu vực an toàn, thoáng gió.
- Sau khi loại bỏ hết cáu cặn, cần kiểm tra xem các bộ phận có bị rò rỉ, lủng do tác động của cáu cặn hay không.
- Nếu sử dụng hoá chất, cần xử lý chúng trước khi xả ra môi trường.
Làm sao để ngăn ngừa cáu cặn tháp giải nhiệt quay trở lại?
Cáu cặn tháp giải nhiệt gây nhiều tác hại đến hiệu suất làm mát, tuổi thọ và tiêu hao ngân sách của chủ đầu tư. Sau khi xử lý cáu cặn, doanh nghiệp cần có những biện pháp để ngăn ngừa, kiểm soát hoặc hạn chế cáu cặn xuất hiện lại. Bạn có thể tham khảo những cách dưới đây:
- Bổ sung hoá chất ức chế ăn mòn bằng cách bơm định lượng hoặc trộn trực tiếp vào nước tuần hoàn theo đúng tỉ lệ.
- Vệ sinh tháp giải nhiệt định kỳ ít nhất 3 tháng/lần.
- Kiểm soát chất lượng nước đầu vào bằng cách lắp thiết bị làm mềm nước, hệ thống lọc nước,…
3. Đơn vị chuyên vệ sinh cáu cặn tháp giải nhiệt công nghiệp
Cáu cặn trong tháp giải nhiệt công nghiệp khiến quy trình làm mát nước gặp nhiều khó khăn. Ngoài gây áp lực cho hệ thống phân phối và trao đổi nhiệt, sự hình thành cặn cũng làm giảm tuổi thọ của hệ thống. Vì thế, doanh nghiệp cần vệ sinh cáu cặn tháp giải nhiệt định kỳ và có biện pháp phòng ngừa sự hình thành cáu cặn.
Công Nghiệp Tốt chuyên vệ sinh tháp giải nhiệt trên toàn quốc.
Nếu doanh nghiệp bạn không có kinh nghiệm trong việc xử lý cáu cặn tháp giải nhiệt, tốt nhất là nên liên hệ với đơn vị chuyên môn. Điều này vừa đảm bảo giải quyết triệt để cáu cặn, vừa đảm bảo an toàn, tránh rủi ro. Cuối cùng, để vệ sinh tháp giải nhiệt công nghiệp, quý khách vui lòng liên hệ cho Công Nghiệp Tốt để được hỗ trợ nhanh nhất. HOTLINE 0986261705