Tháp giải nhiệt

Giảm 8%

2,950,000 ₫

3,190,000₫

 1 đánh giá

Giảm 2%

4,200,000 ₫

4,300,000₫

 0 đánh giá

Giảm 4%

9,800,000 ₫

10,200,000₫

 0 đánh giá

50,000 ₫

Tấm tản nhiệt tháp giải nhiệt tròn GIÁ SỐC
 3 đánh giá

50,000 ₫

Tấm tản nhiệt tháp giải nhiệt vuông GIÁ SỐC
 1 đánh giá

Tháp giải nhiệt là giải pháp làm mát nước công nghiệp hiện đại, tiên tiến để tối ưu hoá quy trình sản xuất và kéo dài tuổi thọ máy móc hiệu quả nhất hiện nay. Chức năng của tháp giải nhiệt là hạ nhiệt độ và làm mát nước, phục vụ các nhà máy sản xuất công nghiệp tại Việt Nam. Tháp giải nhiệt công nghiệp hiện được phân phối chính hãng, giá phải chăng cùng nhiều ưu đãi tại Công Nghiệp Tốt.

1. Tháp giải nhiệt là gì?

Tháp giải nhiệt còn được gọi là tháp làm mát, tháp tản nhiệt, tháp giải nhiệt nước, cooling tower,…  Thiết bị này được thiết kế dùng cho các ứng dụng làm mát, hạ nhiệt độ nước đầu vào của hệ thống. Từ đó đảm bảo máy móc hoạt động ổn định, kéo dài tuổi thọ, hạn chế hư hỏng và tránh khỏi vấn đề cháy nổ.

1.1 Chức năng và nguyên lý hoạt động của tháp giải nhiệt nước

Vai trò của tháp giải nhiệt nước công nghiệp

Chức năng của tháp giải nhiệt giống như một thiết bị trao đổi nhiệt dạng hở. Cụ thể khi tháp hoạt động, nước và không khí sẽ tiếp xúc trực tiếp với nhau đồng thời thực hiện quá trình trao đổi nhiệt. Tiếp theo, không khí sẽ trích nhiệt từ nguồn nước nóng và thải ra ngoài khí quyển. Từ đó để lại dòng nước mát đáp ứng yêu cầu kỹ thuật cũng như có thể tái sử dụng.

Tháp giải nhiệt có nhiệm vụ làm mát, đảm bảo cho hệ thống trang thiết bị hoạt động ổn định

Tháp giải nhiệt có nhiệm vụ làm mát, đảm bảo cho hệ thống trang thiết bị hoạt động ổn định.

Nguyên lý làm việc của tháp giải nhiệt nước

Tháp giải nhiệt nước được chia thành nhiều loại. Nhưng nhìn chung, nguyên lý vận hành của tháp làm mát là tương tự nhau. Việc nắm rõ nguyên lý làm việc sẽ giúp người dùng vận hành và kiểm tra tháp dễ dàng hơn, hiệu quả hơn.

Tháp giải nhiệt công nghiệp hoạt động theo nguyên lý trao đổi nhiệt giữa nước và không khí. Trong tháp giải nhiệt, nước được xem như một môi chất làm mát tuần hoàn giữ nhiệm vụ hấp thụ nhiệt thải ra từ máy móc. Khi tháp vận hành, nước sẽ được bơm lên hệ thống phân phối nước bao gồm đầu phun và tay phun trên đỉnh tháp. Theo đó hệ thống sẽ xoay và phân phối nước đồng đều lên bề mặt tấm tản nhiệt. Cùng lúc này, không khí sẽ đi vào theo cửa hút gió, qua tấm tản nhiệt, tiếp xúc với nước và trao đổi nhiệt giúp nước bay hơi. Hơi nước được đưa ra khỏi tháp nhờ động cơ và cánh quạt quay để lại nguồn nước đã được giải nhiệt trong tháp. Nước lạnh có thể tiếp tục tái sử dụng cho quy trình làm mát tiếp theo.

1.2 Ứng dụng của tháp giải nhiệt công nghiệp

Tháp giải nhiệt được sử dụng phổ biến ở các ngành công nghiệp như nhựa, luyện kim, hoá chất, lọc dầu,… và bất kỳ công trình nào cần hệ thống giải nhiệt. Hiện nay, ngành công nghiệp Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Do đó, nhu cầu lắp đặt tháp giải nhiệt công nghiệp trong nhà máy ngày càng tăng. Một số ngành công nghiệp sử dụng tháp làm mát phải kể đến như:

  • Hệ thống HVAC, hệ thống làm mát điều hoà không khí, ứng dụng làm nóng, làm lạnh.
  • Trong các ứng dụng làm đá viên, ép nhựa, máy phát điện, tua bin hơi nước, xử lý nhôm, máy nén khí,…
  • Sử dụng trong giải nhiệt, điều chỉnh nhiệt độ ở thiết bị điều hoà, kho lạnh, phòng đông lạnh, sưởi ấm, xử lý rác thải,…
  • Dùng trong sản xuất và chế biến như là công nghiệp thực phẩm, dược phẩm, nhà máy luyện kim, công nghiệp nhựa, cao su, dệt may, thép, hoá chất, hoá dầu,…
  • Sử dụng giải nhiệt động cơ máy phát điện, mát nén khí, máy nén dầu, tua bin hơi nước,…

Tháp giải nhiệt công nghiệp có ứng dụng rất đa dạng

Tháp giải nhiệt công nghiệp có ứng dụng rất đa dạng.

2. Tháp giải nhiệt có những loại nào?

Trên thị trường hiện đang bán rất nhiều loại tháp giải nhiệt. Dựa vào đặc điểm thiết kế, hướng dòng chảy, ứng dụng,… tháp giải nhiệt công nghiệp sẽ được chia ra nhiều loại khác nhau. Ở đây, Công Nghiệp Tốt sẽ chia tháp làm mát nước thành 2 dạng bao gồm tháp giải nhiệt tròn và tháp giải nhiệt vuông. Đây cũng là cách chia thông dụng và được áp dụng nhiều tại Việt Nam.

  • Tháp giải nhiệt nước dạng tròn: Tháp giải nhiệt dạng tròn là dòng tháp được sử dụng phổ biến tại Việt Nam. Tháp có thiết kế hình trụ tròn giúp đưa luồng không khí nóng ra khỏi tháp thuận lợi. Tháp làm mát tròn có công suất đa dạng, từ công suất nhỏ 5RT, 8RT, 10RT, 15RT,… đến công suất lớn 100RT, 150RT, 200RT, 300RT,… Doanh nghiệp thường lắp đặt tháp tròn ở những công trình có quy mô nhỏ, trung bình hoặc lớn vừa phải. Thiết bị có tuổi thọ cao, hoạt động bền bỉ và giá bán phải chăng nên rất được ưa chuộng tại Việt Nam.
  • Tháp giải nhiệt công nghiệp vuông: Tháp giải nhiệt vuông có dạng hình hộp vuông hoặc hình chữ nhật. Ở giữa tháp có khoảng trống để thoát hơi và để người dùng thuận lợi kiểm tra tháp trong quá trình sử dụng. Tháp làm mát vuông được dùng ở những công trình có quy mô lớn với dải công suất từ 200RT, 250RT, 800RT, 1000RT,…

Tháp giải nhiệt dạng tròn và dạng vuông được sử dụng phổ biến tại Việt Nam

Tháp giải nhiệt dạng tròn và dạng vuông được sử dụng phổ biến tại Việt Nam.

3. Vì sao doanh nghiệp cần sử dụng tháp giải nhiệt nước?

Ngành công nghiệp Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, từ đó dẫn đến nhu cầu sử dụng máy móc thay thế sức lao động của con người cũng tăng theo. Các doanh nghiệp đầu tư nhiều chi phí cho việc nâng cấp và mua mới trang thiết bị để cải thiện năng lực cạnh tranh, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm thời gian và tăng doanh thu. Tuy nhiên, mặt trái của việc này là số lượng lớn máy móc sẽ sản sinh ra lượng nhiệt rất cao. Nhiệt độ chính là một trong những nguyên nhân gây khô dầu, biến dạng linh kiện vì lực ma sát, nóng motor,… Lâu ngày có thể làm trang thiết bị xuống cấp, hư hỏng hoặc nghiêm trọng hơn là chập cháy. Hệ quả này đòi hỏi nhà đầu tư phải nhanh chóng tìm ra giải pháp khắc phục để đảm bảo chất lượng làm việc và tính an toàn.

Tháp giải nhiệt công nghiệp ra đời với mục đích hạ nhiệt độ máy móc, nâng cao năng suất lao động cũng như hiệu suất vận hành của hệ thống thiết bị trong nhà máy. Từ đó giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí sửa chữa máy móc và giảm thiểu rủi ro cháy nổ, hư hỏng. Một số lợi ích khi sử dụng tháp giải nhiệt nước công nghiệp như là:

  • Thiết kế khoa học, tiên tiến: Các dòng tháp giải nhiệt hiện nay đều được sản xuất dựa trên công nghệ cao, ứng dụng kỹ thuật tiên tiến và trải qua quy trình kiểm duyệt nghiêm ngặt trước khi tung ra thị trường. Bên cạnh đó, những linh kiện tháp giải nhiệt nước đều có thể tháo rời để vệ sinh, kiểm tra, bảo dưỡng hoặc thay mới.
  • Bền bỉ, tuổi thọ cao: Từng chi tiết của tháp đều được sản xuất tỉ mỉ, ráp nối cẩn thận. Ngoài ra, vật liệu sản xuất tháp có khả năng chịu nhiệt, chịu lực, chống ăn mòn, han gỉ. Điều đó cho phép doanh nghiệp vận hành tháp liên tục mà không cần lo gặp phải sự cố hay hư hỏng.
  • Hiệu suất làm mát vượt trội: Một số dòng tháp giải nhiệt công nghiệp như Alpha, Tashin,… sở hữu hiệu suất giải nhiệt cao và tốc độ làm mát cực kỳ nhanh. Vì vậy đáp ứng được tiêu chí làm mát trong những nhà máy có số lượng trang thiết bị lớn. Đồng thời đảm bảo năng suất và mang đến lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.
  • Công suất và mẫu mã đa dạng: Tháp làm mát nước có công suất, mẫu mã đa dạng nên tương thích với nhiều ứng dụng. Với công suất từ 5RT, 8RT đến 1000RT, 1200RT,… giúp người dùng có nhiều sự lựa chọn cho cơ sở sản xuất của mình.

Tháp giải nhiệt nước là giải pháp làm mát hiệu suất cao, tiết kiệm chi phí

Tháp giải nhiệt nước là giải pháp làm mát hiệu suất cao, tiết kiệm chi phí.

4. Giá tháp giải nhiệt là bao nhiêu? Địa chỉ nào bán tháp giải nhiệt uy tín tại Việt Nam?

4.1 Bảng giá bán tháp giải nhiệt nước công nghiệp tại Công Nghiệp Tốt

Giá tiền tháp giải nhiệt là điều mà khách hàng quan tâm và tìm kiếm đầu tiên. Tháp giải nhiệt có giá bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như công suất, thương hiệu, địa chỉ bán, phí lắp đặt, phí vận chuyển,… Dưới đây là bảng giá tháp giải nhiệt tính theo công suất đang được bán tại Công Nghiệp Tốt. Cụ thể:

  • Giá tháp giải nhiệt 5RT – 30RT: 7 triệu đến 17 triệu.
  • Giá tháp giải nhiệt 40RT – 80RT: 20 triệu đến 38 triệu.
  • Giá tháp giải nhiệt 100RT – 175RT: 48 triệu đến 79 triệu.
  • Giá bán tháp giải nhiệt 200RT – 300RT: 88 triệu đến 148 triệu.
  • Giá tháp giải nhiệt công suất trên 300RT: Trên 148 triệu đồng.

Lưu ý: Đây là khoảng giá chung cho tháp giải nhiệt Alpha và Tashin. Giá chi tiết từng sản phẩm quý khách vui lòng xem tại website Công Nghiệp Tốt. Ngoài ra, giá bán tháp giải nhiệt được liệt kê phía trên chưa bao gồm chi phí vận chuyển. Để tìm hiểu về chính sách miễn phí vận chuyển, quý doanh nghiệp hãy liên hệ trực tiếp cho Phòng Kinh Doanh Công Nghiệp Tốt.

4.2 Gợi ý địa chỉ bán tháp giải nhiệt chất lượng, uy tín nhất tại Việt Nam

Công Nghiệp Tốt là doanh nghiệp chuyên bán tháp giải nhiệt, linh kiện tháp giải nhiệt và cung cấp các dịch vụ sửa chữa, vệ sinh, bảo trì tháp giải nhiệt hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi tự hào vì thời gian qua đã mang đến cho hàng trăm nhà máy những dòng tháp làm mát nước chính hãng, chất lượng. 

Công Nghiệp Tốt phân phối tháp giải nhiệt nước chính hãng, giá tốt, đầy đủ công suất, mẫu mã đến từ những thương hiệu lớn trong và ngoài nước như Alpha, Tashin,… Kèm theo đó là chính sách bảo hành dài hạn cùng các giấy tờ liên quan vô cùng rõ ràng, uy tín. Vì thế khi đến với chúng tôi quý khách hoàn toàn thoải mái và an tâm chọn mua sản phẩm. Hơn thế nữa, Công Nghiệp Tốt còn có đội ngũ nhân viên, kỹ thuật viên trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm sẽ giúp quý khách thiết kế, lựa chọn dòng tháp giải nhiệt phù hợp với từng công trình.

Công Nghiệp Tốt là địa chỉ bán tháp giải nhiệt công nghiệp uy tín tại Việt Nam

Công Nghiệp Tốt là địa chỉ bán tháp giải nhiệt công nghiệp uy tín tại Việt Nam.

Bên cạnh chất lượng tháp giải nhiệt và chất lượng phục vụ, quý khách sẽ được nhận các chính sách ưu đãi vô cùng hấp dẫn khi mua hàng tại Công Nghiệp Tốt. Mọi nhu cầu mua hàng, tư vấn và báo giá tháp giải nhiệt nước, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp với Phòng Kinh Doanh Công Nghiệp Tốt!

Thông tin liên hệ mua tháp giải nhiệt nước giá rẻ, uy tín, lắp đặt tận nơi:

 Hotline: 0986 261 705

 Email: congnghieptot@gmail.com

Lên đầu